Bảo tồn Cà đác

Với độ cao từ 200 đến 1.200 m (700 đến 3.900 ft), phân bố môi trường sống của loài cà đác hiện bị giới hạn trong những mảng rừng thường xanh nhiệt đới đi liền với những đồi núi đá vôi karst hiểm trở. Năm quần thể riêng biệt của loài đã được tìm thấy kể năm 1990.[6] Mặc dù được xem là loài biểu trưng và nhận được nhiều hành động bảo tồn, số lượng cá thể cà đác vẫn có xu hướng giảm và liên tục nằm trong danh sách "25 loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới" kể từ năm 2000.[7][8][9][10][11][12][13][14][15]

Mất môi trường sống và săn bắt trộm là những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự tụt giảm số lượng của các loài linh trưởng, bao gồm cả cà đác. Một nghiên cứu vào năm 1993 tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang ghi nhận 72 cá thể cà đác (ước tính 80 cá thể) sau đó vào năm 2005 tại cùng địa điểm chỉ còn 17 cá thể được ghi nhận (trong ước tính 22 cá thể). Dữ liệu thứ cấp và sơ cấp chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này là do hoạt động săn bắt.[6]

Loài cà đác rất hiếm khi được nhìn thấy và đã từng bị xem là tuyệt chủng cho thập niên 90 của thể kỉ 20 khi một quần thể nhỏ loài này được tìm thấy tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Hai khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu hiện là hai khu vực chính có cà đác sinh sống, riêng khu bảo tồn Na Hang được thành lập với mục đích bảo vệ sinh thái cho loài linh trưởng này. Năm 2002, thêm một đàn cà đác được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, tỉnh Hà Giang. Sau đó vào tháng 4 năm 2008, Tổ chức Động thực vật Quốc tế cũng phát hiện thêm nhóm cà đác nữa ở vùng Tây Bắc, nâng tổng số lượng cá thể cà đác lên 250 trên toàn thế giới.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cà đác http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.bucknell.edu/msw3/browse.asp?id=1210068... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai... http://www.arkive.org/tonkin-snub-nosed-monkey/rhi... http://www.boldsystems.org/index.php/TaxBrowser_Ta... http://www.conservation.org/Documents/CI_Primates-... //doi.org/10.1896%2F052.022.0101 //doi.org/10.1896%2F052.024.0101 //doi.org/10.1896%2F0898-6207.20.1.1 //doi.org/10.2305%2FIUCN.UK.2008.RLTS.T19594A89846...